,

Lạc Việt độn toán phần 1 – 6

Posted by

Bát Môn trực tiếp từ Hà Đồ – cái có trước – thuộc Dương sẽ Tĩnh. Lục Nhâm có sau từ Hậu thiên Lạc Việt – hệ quả của hệ quả – thuộc Âm sẽ động. Xin lưu ý Dương Tịnh – Âm Động là lý thuyết căn bản được phục hồi từ Văn hiến Lạc Việt. còn sách Hán thì ngược lại Dương Động – Âm Tịnh. Đến đây ta đã thấy hai phương pháp độn Lục Nhâm và Bát Môn phải có một sự liên hệ với nhau trong một phương pháp tiên tri hoàn chỉnh. Xét hai phương pháp ta thấy 6 cung trong Lục Nhâm chính là tượng của lục khí tương tác và là một nửa chu kỳ Âm Dương của vòng Thái Tuế.Chu kỳ sao Thái Tuế – Sao Mộc quay quanh mặt trời là 12 năm,phân Âm Dương mỗi chu kỳ là 6 năm. Trong Lạc Thư Hoa Giáp thì 6 năm vừa đúng một vận có tính qui luât. 10 vận vừa đúng một hoa giáp 60 năm; phân Âm Dương thành 2 kỷ, mỗi kỷ 30 năm, khác với Lục thập hoa giáp từ sách Hán, không thể hiện được một vận là 6 năm. Đối chiếu với các hiện tượng liên quan thì việc tính thêm năm vào phương pháp độn Lục Nhâm là hợp lý.

 

Phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ của Bát Môn và Lục Nhâm trong cùng một thời điểm toán quẻ.

 

* Bát môn thuộc Dương – theo nguyên lý Dương trước Âm sau và Dương tịnh Âm Động. Nến quẻ Lạc Việt độn toán lấy Bát Môn làm quẻ ngoại thể hiện hoàn cảnh, điều kiện bên ngoài của sự việc, sự vật cần luận đoán.

 

* Lục Nhâm có sau thuộc Âm. Nến quẻ Lạc Việt độn toán lấy Lục Nhâm thể hiện bản chất sự việc sự vật cần luận đoán.

 

Tóm lại  Lạc Việt độn toán hoàn toàn dựa trên sự phục hồi của Thuyết Âm Dương Ngũ hành từ văn minh Lạc Việt, trong đó lấy Hà Đồ làm đồ hình là nguyên lý và Lục Nhâm Đại độn và Bát môn độn giáp là những mảnh còn sót lại của một phương pháp độn toán rất kỳ vĩ từ ngàn xưa.  Đó là lý do môn độn toán này tồn tại hàng ngàn năm, cùng các phương pháp rất trí tuệ khác mà sự thất truyền không lớn là Thái Ất, Tử vi. Lạc Việt độn toán có tính qui luật, tính minh triết về những giá trị căn bản liên quan đến con người. Hay nói một cách khác: nó mang dấu ấn của một tri thức Hàn lâm.  Lạc Việt độn toán là một phương pháp không hề tồn tại trong cổ thư chữ Hán. Do đó nó khẳng định tính nhất quán, tính hệ thống và khả năng tiên tri theo tiếu chí khoa học mình chứng cho nền văn hiến Lạc Việt một thời huyền vĩ ở bớ Nam sông Dương Tử với lịch sử trải gần 5000 năm.

 

Kết Luận

 

Bát Môn độn giáp và Lục Nhâm đại độn là hai nội dung căn bản của phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán. Quẻ Lạc Việt độn toán là sự kết hợp giữa hai quẻ Bát Môn và Lục Nhâm trong cùng một thời điểm toán quẻ. * Bát môn thuộc Dương – theo nguyên lý Dương trước Âm sau và Dương tịnh Âm Động. Nến quẻ Lạc Việt độn toán lấy Bát Môn làm quẻ ngoại thể hiện hoàn cảnh, điều kiện bên ngoài của sự việc, sự vật cần luận đoán.

 

* Lục Nhâm có sau thuộc Âm. Nến quẻ Lạc Việt độn toán lấy Lục Nhâm thể hiện bản chất sự việc sự vật cần luận đoán.