Phương pháp lưu truyền ở miền Bắc có tính năm, giống cách tính trong bài viết của Thái Tuế bắt đầu năm Tý ở cung Đại An. Phương pháp ở miền Nam toán từ tháng 1 bắt đầu ở cung Đại An và không toán năm.Còn một dị bản thứ ba khác là các cung Đại An , Tốc hỷ, Tiểu cát bị lệch sang phải và thay chỗ cho nhau,dị bản này cũng tính tháng Giêng từ cung Đại an và không tính năm.Về cách gọi thì miền Bắc gọi môn này là Lục Nhâm đại độn, ở miền Nam gọi là Lục Nhâm tiểu độn. Dù với cách gọi nào thì cả ba phương pháp này đều có một nền tảng đồ hình giống nhau và đều không có sự liên hệ với Ngũ Hành.Lục Nhâm đại độn có 6 cung, có sự liênhệ với Lục khí và tương quan thực tại với chu kỳ của sao Thái tuế và chỉ có Hậu thiên bát quái Lạc Việt mới có khả năngkết hợp hai cặp quái Điên đảo dịch thành 2 cặp bất dịch và tạo thành 6 cực như sau:
Cặp bất dịch
Hậu Thiên Lạc Việt đổi chổ Tốn Khôn mới tạo được cặp bất dịch này
Trên cơ sở này mới tạo thành 6 cực liên hệ với 6 quẻ Lục Nhâm như sau:
Từ cơ sở này, tính chất của 6 cung Lục Nhâm như sau Lưu Niên: Giữ lại thời gian. Biểu tương cho sự ngăn trở hiểm ác, âm mưu… Đây chính là hành thuỷ, vậy liên hệ với quẻ Khảm. Tốc Hỷ: Niềm vui đến nhanh. Biểu tượng cho sáng sủa, vẻ đẹp…Đây chính là hành Hoả,vậy liên hệ với quẻ Ly. Xích khẩu: Tranh chấp, cự cãi, lý luận, xung sát …Đây là thuộc tính của hành Kim,vậy liên hệ với Tốn – Đoài.Tiểu Cát: Niềm vui nhỏ, dịu dàng, mềm mỏng, vươn lên….Đây là thuộc tính của hành Mộc.vậy liên hệ với Cấn – Chấn. Như vậy tứ hành đã an vị . Còn hai quẻ nữa khởi đầu của vạn sự chính là Càn Khôn…liên hệ với: Càn – Đại An và Khôn – Vô vong.Từ đó ta thấy Lục Nhâm chính là sự sắp xếp theo những cặp đối xứng và xung sát nhau như Khảm Thuỷ – Ly Hoả; Tốn Đoài Kim – Cấn Chấn Mộc; Khôn Âm Hoả đới Thổ – Càn Âm Kim đới thuỷ theo chiều tương khắc của Ngũ Hành. Xin xem sự mô tả dưới đây:
Khảm————- Ly—————–Tốn và Đoài
Thuỷ—– …..Hoả—————–Kim
Lưu niên——–Tốc Hỷ———-Xích Khẩu
Càn——————Khôn————–Cấn và Chấn
Dương Thổ———-Âm Thổ————-Mộc
Đại an———-Vô Vong——-Tiểu Cát
Mời xem các bài khác:
-
- Lời tựa
-
- Lạc Việt Độn Toán – Lời giới thiệu
-
- Lạc Việt độn toán phần 1
-
- Lạc Việt độn toán phần 1 – 1
-
- Lạc Việt độn toán phần 1 – 2
-
- Lạc Việt độn toán phần 1 – 3
-
- Lạc Việt độn toán phần 1 – 4
-
- Lạc Việt độn toán phần 1 – 6
-
- Lạc Việt độn toán phần 2
-
- Lạc Việt độn toán phần 3
-
- Lạc Việt độn toán phần 4
- Lạc Việt độn toán phần 5