,

Lạc Việt độn toán phần 1 – 3

Posted by

Nếu chúng ta chỉ học và tìm hiểu phương pháp ứng dụng để dự trắc không thôi, thì đó là hiểu phần ngọn. Muốn biết sâu thêm, ngoài việc chúng ta dùng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chỉ là hệ quả của một lý thuyết, không phải là bản thân lý thuyết đó, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu cả nguyên lý và thực tại nào đã tạo nên sự nhận thức để tổng hợp thành nguyên lý lý thuyết đó. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết đã thất truyền hoàn toàn. Tất cả những cái gì còn lại chỉ là sự giải thích theo phương pháp luận của nó. Trong các bản văn chữ Hán cổ kim, không thể hiện tính hoàn chỉnh của học thuyết này. Trong Hoàng Đế Nội kinh tố vấn, thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện bằng phương pháp luận của nó. Nhưng phương pháp luận chỉ là hệ quả của một lý thuyết và không phải bản thân lý thuyết đó.

 

Ngay chính cả các nhà nghiên cứu Trung Hoa hiện đại cũng như cổ xưa, đến bây giờ cũng thừa nhận chưa thể biết được nguồn gốc đích thực của học thuyết này.

 

Do đó, khi chúng ta dùng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đó cũng chỉ là hệ quả của một lý thuyết, không phải chính bản thân lý thuyết đó. Chúng ta cũng cần phải tiếp tục tìm hiểu cả thực tại nào đã tạo nên sự nhận thức để tổng hợp thành hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ hành có khả năng ứng dụng một cách rộng rãi trên khắp các lĩnh vực từ vũ trụ đến mọi vấn đề của cuộc sống và con người? Hiện nay, nếu coi hệ thống những luận điểm nhân danh nền văn hiến Việt là đúng thì chúng ta mới chỉ dừng lại ở mối liên hệ hợp lý và nhất quán giữa các vấn đề liên quan trên một nguyên lý nhất quán. Nhưng chưa xác định được định lượng các mối liên hệ thực tại nào làm nên lý thuyết này. Đây sẽ là quá trình lâu dài, gian khổ và tốn nhiều tâm huyết của nhiều thế hệ. Tuy nhiên, căn cứ vào những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một phương pháp hay giả thiết khoa học, chúng ta đủ cở sở để ứng dụng một cách nhất quán nguyên lý được phục hồi để phục chế lại những giả trị văn hoá khoa học cổ đại, mà một trong những giá trị này chính là phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán.

 

Ngay trong Lạc Việt độn toán, nếu không hiểu gì về thuyết Âm Dương Ngũ hành mà chỉ biết phương pháp độn thì cũng có thể độn quẻ và dự báo được. Bởi vì ý nghĩa của từng quẻ đã cho một khái niệm định tính của sự kiện cần chiêm đoán.

 

Tình trạng chung của tất cả các môn dự báo Đông Phương có liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành đều như vậy: Chúng ta chỉ biết phương pháp ứng dụng, còn nguyên lý và lý thuyết thì rất mơ hồ.

 

Bởi vậy, tôi chẳng quản tài hèn, cố gắng đem đến cho các bạn những phát kiến của mình, nhằm phục hồi lại những nguyên lý và giá trị đích thực của nền Lý học Đông phương.

 

Những phát kiến này căn cứ theo tiêu chí khoa học hiện đại nhất cho rằng: * Một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phải có khả năng giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó một cách hoàn chỉnh, nhất quán, thể hiện được tính khách quan, tính qui luật và khả năng tiên tri. * Một lý thuyết khoa học mới phải dung nạp được những lý thuyết khoa học trước đó phản ánh những qui luật thực tại đã được thừa nhận. Đây cũng chính là lý do để tôi thấy cần phải trình bày những nguyên lý căn bản của môn này trước khi nêu cụ thể phương pháp độn của Lạc Việt độn toán.

 

4 – 1: Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt.

 

Trong các sách và bài viết của mình, đặc biệt là cuốn ’’Hà đồ trong văn minh Lạc Việt”  và ’’Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, tôi đã chứng minh  Hà đồ chính là đồ hình căn bản trong Lý học Đông phương và hoàn toàn không phải là Lạc Thư như cổ thư chữ Hán nói tới. Hà Đồ chính là một đồ hình phản ảnh một thực tế sự vận động và tương tác có tính qui luật của Ngũ tinh trong Thái Dương hệ với Địa cầu, được qui ước hoá với tri thức thuộc về nền văn minh cổ thể hiện trong thuyết Âm Dương Ngũ hành.

 

Trước đây trong những cuốn sách và bài viết của tôi chỉ mang tính lập luận hợp lý giữa những hiện tượng và vấn đề liên quan. Nhưng với trình thiên văn Sky mapro kiểm chứng vị trí của Ngũ tinh trên bầu trời từ hàng ngàn năm trước CN và hàng ngàn năm sau thì có thể khẳng định đây là một vấn đề không cần phải bàn cãi về tính khoa học và cả tính hợp lý trong lý luận cũng như trên thực tế. Tất cả các nhà khoa học về vật lý thiên văn trên thế giới và mọi người có điều kiện quan sát thiên văn có thể kiểm chứng điều này. Từ đó, tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng:

 

Huyền thoại Long Mã hiện trên sông Hoàng Hà mang Hà Đồ và vua Phục Hy căn cứ vào đó để làm ra Tiên thiên bát quái là một câu chuyện….huyền thoại đúng nghĩa và không có giá trị thực tế.

 

Tiêu chí khoa học đã xác quyết rằng:

 

Tính quy luật làm nên khả năng tiên tri và vạn vật đều có tương tác. Căn cứ trên cơ sở khoa học này thì chúng ta có thể khẳng định rằng sự vận động có tính quy luật của các hành tinh trên Thái Dương hệ (Hậu Thiên), chính là cơ sở của Hậu Thiên Bát quái. Bởi vậy, Lạc Việt độn toán lấy ’’Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt” làm nguyên lý căn để về nguyên lý lý thuyết. Điều này thể hiện tính nhất quán trong nguyên lý học thuật cổ Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt, có khả năng lý giải một cách hợp lý những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó. Nguyên lý này ứng dụng một cách nhất quán trong việc lý giải mọi phương pháp và hiện tượng liên quan đến Lý học Đông phương từ Tử Vi, bốc Dịch, phong thuỷ..vv… Là cơ sở cho sự hiệu chỉnh và phục hồi những giá trị của học thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền. Tính nhất quán là một trong yếu tố cần chứng tỏ một lý thuyết được coi là khoa học.Bởi vậy sự trùng khớp giữa đồ hình Bát Môn và Hà Đồ một lần nữa chứng tỏ tính hoàn chỉnh và nhất quán của nguyên lý  ’’Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt”.

 

So sánh hai hình sau đây, chúng ta sẽ nhận thấy điều này.

 

Đồ hình Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt

 

(Đã xoay lại theo qui ước của bản đồ hiện đại)

 

 

Để chứng tỏ rõ hơn nguyên lý này, chúng ta nghiệm lý như sau: trên Cửu cung Hà Đồ và Cửu Cung Lạc thư đều có từng cặp Ngũ hành cho tám cung (Bát Môn) –  Hà Đồ tính thuận theo chiều kim đồng hồ theo chiều Ngũ hành tương sinh và Lạc Thư tính nghịch theo chiều kim đồng hồ theo chiều Ngũ hành tương khắc. Điều này được minh hoạ bằng hình dưới đây:

 

Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc

 

Nguyên lý căn để thuộc về văn hiến Việt

 

Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương

 

Tương truyền có xuất xứ từ trên lưng con rùa thần trên sông Lạc.Vua Văn Vương căn cứ vào đấy để làm ra Hậu Thiên Văn Vương. So sánh hai đồ hình trên chúng ta thấy hai cụm: Thuỷ (Hiển thị màu xanh Dương) – Càn (Tây Bắc), độ số 6, Khảm (Chính Bắc) độ số 1 và Mộc (Hiển thị màu xanh lá cây) – Cấn (Đông Bắc) độ số 8, Chấn (Chính Đông) độ số 3 có vị trí và phương vị hoàn toàn giống nhau. Nhưng đến hai cụm Hoả và Kim thì có những khác biệt sau đây: * Ở Lạc Thư: Phía Đông Nam và chính Nam là độ số của Âm Dương Kim số 4 – 9 phối quái Ly Hoả và quái Tốn Mộc (Theo sách Hán) . Ở Hà Đồ: Phía Đông Nam và chính Nam là độ số của Âm Dương Hoả số 2 – 7 phối quái Ly Hoả và quái Khôn Thổ. * Ở Lạc Thư: Phía Tây Nam và chính Tây là độ số của Âm Dương Hoả, số 2 – 7 phối quái Khôn Thổ và quái Đoài Kim. Ở Hà Đồ: Phía Tây Nam và chính Tây là độ số của Âm Dương Kim  số 4 – 9 phối quái Tốn Âm Kim và quái Đoài Dương Kim. Ta thấy:  Về nguyên tắc (Về lý): Bát môn chỉ có thể hoặc phối Lạc Thư hoặc phối Hà Đồ. Và dù phối với đồ hình nào thì trên Bát môn độn giáp cũng phải có hai cặp cùng hành tương ứng. Đây là tiền đề thứ nhất. Từ đó cho chúng ta một hệ quả là sự nghiệm suy sau:

 

4-1-1 Chúng ta nhận thấy rằng:

 

Khai – sự trôi chảy, sự dẫn hướng hành Thuỷ. Như vậy cặp cùng hành với Khai là Hưu trên Bát Môn cũng phải thuộc Thuỷ (Hưu: Thuỷ Tù – sự ngưng trệ). Trong các sách cổ như Thái Ất, Kỳ Môn đều coi Khai Hưu thuộc Thuỷ. Khai Hưu thuộc Thuỷ thì Sinh Thương tiếp theo phải thuộc Mộc dù phối Bát Môn với Lạc Thư hay Hà Đồ (xem hình trên).

 

4-1-2: Nếu chúng ta sắp Bát môn với bất cứ Lạc Thư hoặc Hà Đồ thì cũng sẽ có hai hành hợp lý tiếp nối là:

 

*  Lạc thư: Đỗ Cảnh thuộc Kim, độ số 4 – 9. Hà Đồ : Đỗ Cảnh thuộc Hoả, độ số 2 – 7.

 

* Lạc thư: Tử Kinh thuộc Hoả, độ số 2 – 7 Hà Đồ: Tử Kinh thuộc Kim, độ số 4 – 9.

 

Theo suy lý về khái niệm trực tiếp của danh từ thì tôi thấy Đỗ Cảnh : Sự thành đạt, vẻ đẹp thì đây chính là nội dung gần gũi của quẻ Ly thuộc Hoả.

 

Do đó hai cung Đỗ Cảnh hoàn toàn phù hợp với Hà Đồ nằm ở phương Nam tương ứng với quái Ly.

 

Tương tự,  sự chứng nghiệm cho thấy hai cung Tử Kinh phù hợp với hành Kim, có tính sát phạt, đồng nghĩa với khái niệm trực tiếp của hai danh từ này. Sự phối Bát môn với Hà Đồ còn cho chúng ta phương vị của Bát Môn cũng chính là phương vị của Hà Đồ. Tính hợp lý của sự phối hợp này còn cho chúng ta sự hợp lý của mọi vần đề liên quan.

 

Bởi vậy: Đồ hình căn bản và là nguyên lý của Bát Môn chính là Hà Đồ.

 

Ta cũng dễ dàng nhận thấy: Trong Bát môn độn giáp lưu truyền trong dân gian, các quẻ không có ngũ hành và phương vị từng quẻ riêng biệt chỉ có khái niệm của quẻ đó qua tên quẻ.

 

Đồ hình Lạc thư nếu không phối Hậu Thiên, cũng không thể xác định phương vị qua độ số. Bởi vì, nếu xét riêng Lạc Thư gọi 1 Thuỷ là phương Bắc thì không thể độ số 9 – độ số của – Kim lại ở phương Nam. Nhưng ngược lại, Hà Đồ nếu đứng riêng một mình thì tự nó có phương vị tương ứng với Hậu Thiên qua độ số 1 Chính Bắc hợp với Khảm Thủy, 7 chính Nam hợp với Ly Hoả, 9 chính Tây hợp với Đoài Kim và 3 Mộc chính Đông hợp với Chấn Mộc. Bởi vây:

 

Hậu Thiên phối với Hà Đồ thì phương vị và ngũ hành của Tứ chính (Khảm – Chấn – Lý – Đoài), hoàn toàn phù hợp với phương vị ngũ hành của Hà Đồ và tính chất của các quái thuộc tứ chinh. Do đó: Bát Môn khi phối với Hà Đồ thì tám cung Bát môn sẽ có phương vị của Hà Đồ và đuợc ứng dụng trong Lạc Việt Độn Toán.

 

4 – 1 – 3: Kết luận

 

Hà Đồ phối Hậu Thiện Lạc Việt chính là nguyên lý căn để của phương pháp ứng dụng Bát Môn độn giáp trong phương pháp dự báo Lạc Việt độn toán.

 

4 – 2: Hậu Thiên Lạc Việt và Hậu Thiên Văn Vương.

 

Nếu bạn chưa tìm hiểu gì về Bát quái gồm hai đồ hình căn bản là Tiên Thiên Bát quái và Hậu thiên bát quái, bạn có thể tham khảo các sách đã xuất bản sau đây:* Kinh Dịch – tác giả Ngô Tất Tố. * Kinh Dịch – Đạo của người quân tử. Tác giả Nguyễn Hiến Lê. * Kinh Dịch – Vũ trụ quan Đông phương. Tác giả Nguyễn Hữu Lượng.

 

Trên cơ sở này bạn sẽ có khái niệm về Hậu Thiên Văn Vương để từ đó bạn sẽ tiếp tục tham khảo cuốn: * Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh. * Hà Đồ trong văn mijnh Lạc Việt. Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

 

Để tìm hiểu về Hậu Thiên Lạc Việt. Tạm thời tôi giới thiệu hai đồ hình này để các bạn có thể tham khảo:

 

Hậu Thiên Văn Vương

 

Tương truyền do vua Văn Vương bị giam ở ngục Dữu Lý nghĩ ra đồ hình này, căn cứ vào Lạc Thư là đồ hình xuất hiện trên lưng rủa thần trên sông Lạc

 

Hậu Thiên Lạc Việt

 

Do Nguyễn Vũ Tuấn Anh phục hồi trên cơ sở sự phân tích hợp lý các hiện tượng liên quan. Nhân danh nền văn minh Lạc Việt.

 

Kết luận: Căn cứ vào những luận cứ đã chứng minh trong các sách được giới thiệu ở trên. Căn cứ theo tiếu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết khoa học; căn cứ vào thực tế chứng nghiệm và khả năng lý giải hợp lý các vấn để liên quan. Đồ hình Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ là nguyên lý căn để của tất cả các phương pháp ứng dụng trong học thuật cổ Đông Phương, trong đó có phương pháp ứng dụng dự báo Lạc Việt độn toán.

 

 

 

Mời xem các bài khác:

 

    1. Lời tựa

 

    1. Lạc Việt Độn Toán – Lời giới thiệu

 

    1. Lạc Việt độn toán phần 1

 

    1. Lạc Việt độn toán phần 1 – 1

 

    1. Lạc Việt độn toán phần 1 – 2

 

    1. Lạc Việt độn toán phần 1 – 4

 

    1. Lạc Việt độn toán phần 1 – 5

 

    1. Lạc Việt độn toán phần 1 – 6

 

    1. Lạc Việt độn toán phần 2

 

    1. Lạc Việt độn toán phần 3

 

    1. Lạc Việt độn toán phần 4

 

  1. Lạc Việt độn toán phần 5