Thế gian việc như ý thì ít, việc bất như ý lại nhiều; người đắc chí chẳng có bao nhiêu, mà người bâấ đắc chí thì hàng hà sa số. Ngàn xưa như thế, ngày nay cũng vậy. Bất luận là phương Đông hay phương Tây. Tại sao?
Đó là câu hỏi gắn liền với đời sống nhân loại ngay từ khi loài người nhận thấy sự thọ yểu của mỗi sinh mệnh. Nó lại càng gây thắc mắc hơn khi con người sống tụ thành xã hội và nhận thấy lẽ cùng thông trong đời sống.
Phải chăng cùng thông thọ yểu là sự an bài của đấng tối linh trời, phật, thượng đế như các tính ngưỡng tôn giáo lập luận.
Hoặc ngược hẳn theo triết lí nhân văn (humanisme), khoa học, phương pháp học (Decartes), ý chí quyền lực (volonté de puisance) – Nietche và Mác Xít – tất cả là do con người định.
Vũ trụ chung quanh ta không chống lại ta mà cũng không ban ân huệ cho ta. Nó quay cuồng, đảo lộn, không hề có mưu định gì cả. Trong quay cuồng đảo lộn, chính con người tự điều khiển, tự cai quản, vượt mọi trở ngại để chiến thắng.
Alain gọi là “Ulysse nageant” (Ulysse, một nhân vật tượng trưng cho sự chiến đấu của con người trong sử ca của Homer, tác giả cổ xưa thời kỳ văn minh Hy Lạp. Sức mạnh thiên nhiên biển cả sóng lớn đã không ngăn cản được Ulysse đến chỗ ông định trốn).
Đọc bộ “Contédie humaine” của văn hào Honoré de Balzac, ta thấy rất nhiều nhân vật tương tự: Vautrin, tên đầu trộm đuôi cướp sau trở thành tổng giám đốc công an, Rátignac, tên điếm đàng làm thủ tướNG Pháp trong khi nhưữg người như Louis Lambert, Rabourdin tài giỏi, đức độ lại ngậm đắng nuốt cay, thất bại ê trề. Không phải Balzac đã tưởng tượng mà ông đã kể lại toàn chuyện thực của Paris thời ấy, thời cực thịnh của chủ nghĩa hãnh tiến ăn may. Có biết bao nhiêu Ulysse chiến đấu nhưng không chống lại bọn “ariviste” nghĩa là bọn có thời vận, tốt số, may hơn khôn.