,

GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA

Posted by

Bài viết dưới đây của Trần Minh Nhật – một học viên của tôi và chuyên nghiên cứu Địa lý Lạc Việt xuất sắc của TT NC Lý học Đông phương – Đáng nhẽ ra, anh Trần Minh Nhật là Phó Giám đốc phụ trách khu vực Miền Nam của TTNC LHDP. Nhưng vì anh đang là chủ một doanh nghiệp phát triển và bận rộn với công việc, cho nên anh chỉ nhận tham gia thành viên nghiên cứu của TTNC LHDP.

Tôi thường nhắc nhở các học viên của tôi rằng: “Tôi đào tạo các anh chị, không đơn giản chỉ là để có kiến thức sâu sắc về ngành Địa Lý phong thủy – nhân danh nền văn hiến Việt. Mà mục đích của tôi là các anh chị phải trở thành một nhà nghiên cứu Lý học trong tương lai với với phương pháp phân tích và tích hợp toàn bộ các vấn đề và sự kiện liên quan của tư duy tổng hợp, xuất phát từ một một hệ thống trí thức hoàn chỉnh, để có khả năng phân tích, nhìn nhận đúng bản chất sự vật và sự việc với khả năng tiên tri“.

Tôi thường khuyến khích các học trò tôi luôn mở rộng kiến thức bằng xem rộng các sách, từ những tiểu thuyết sướt mướt của Quỳnh Giao, chuyện chưởng của Kim Dung…cho đến các phát minh khoa học, những triết lý sâu sắc của nhân loại, kể cả các tôn giáo. Phải có một kiến thức tổng hợp, mới có tiền đề cho khả năng của tư duy tổng hợp với một tầm nhìn bao quát mọi vấn đề.

Cho nên, bài viết dưới đây của anh Trần Minh Nhật nhận xét về “giao lưu và hội nhập văn hóa”, qua hiện tượng sinh hoạt văn nghệ bên bờ hồ Hoàn Kiếm với tiết mục do Hanoi Sennen Yosakoi (HSY) thực hiện – thể hiện điều này.

Các bạn và ace Địa lý Lạc Việt có thể tham gia phân tích và nhận xét đúng sai với quan điểm của anh Trần Minh Nhật dưới đây:

 

————————
Trần Minh Nhật

Điệu nhảy múa nó phản ánh tâm hồn, tình cảm của một nhóm người hay rộng hơn là phản ánh tâm hồn của một dân tộc.

Thế giới phẳng nên sự va chạm giữa các nền văn minh, văn hoá xảy ra là chuyện đương nhiên. Và khi xảy sự va chạm đó, tùy thuộc nội lực của mỗi nền văn hóa của mỗi dân tộc mà sự giao thoa đó diễn ra như thế nào.

Ví dụ như hôm nay có một cái clip các bạn trẻ ngoài Hà Nội mặc áo cổ truyền Việt Nam và nhảy một bài nhảy theo phong cách Yosakoi của Nhật Bản. Nhưng nói thật là nếu các bạn không nói nó là Yosakoi thì tôi vẫn nghĩ rằng nó là một điệu nhảy hiện đại của người Việt Nam chúng ta.

Bài nhảy trên nền nhạc Việt Nam, trang phục cổ truyền, động tác mạnh mẽ, cương nhu hài hoà, mặc dù chưa đạt tới mức tinh tế tột độ nhưng cũng đủ sức khơi nhiệt cho đám đông.

Nên nhớ, quy luận chung của vũ trụ này là luôn vận động & phát triển. Điệu nhảy này đã nêu bậc tinh thần đó. Có quá nhiều người phản đối và cho rằng “lai căng” này kia v..v…v

Dân tộc Việt Nam chúng ta cần những sự giao thoa này để đánh giá được nội lực văn hoá chúng ta, đồng thời khơi dậy sự yêu thích nghệ thuật trong tim những người trẻ tuổi. Chúng ta không thể bắt những bạn trẻ tràn đầy sức sống này phải nhảy những vũ điệu cổ xưa, diễm lệ được. Bài nhảy này thực sự là một phản ánh cho thời đại.

Và cuối cùng, xin quý vị nhớ cho, năm xưa vì “bế quan tỏa cảng” mà chúng ta bị Pháp đô hộ. Người Nhật vì mạnh dạn mở cửa canh tân mà đã thành cường quốc.

Đừng ngại thay đổi, đừng sợ những văn hóa ngoại nhập sẽ làm chúng ta quên đi những giá trị truyền thống. Điệu nhảy tuyệt đẹp ngày hôm nay là một minh chứng hùng hồn rằng bất cứ thứ gì vào Việt Nam rồi sẽ nhanh chóng bị chúng ta đồng hóa.

Trần Minh Nhật.